Văn học nghệ thuật và cuộc Thảm sát Thảm_sát_Ngày_lễ_Thánh_Barthélemy

Tranh của John Everett Millais

Câu chuyện về cuộc thảm sát được tiểu thuyết hóa bởi Prosper Mérimée trong tác phẩm Chronique du règne de Charles IX (1829), và bởi Alexandre Dumas trong Hoàng hậu Margot (La Reine Margot), cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1845, chính xác với những dữ kiện lịch sử được thi vị hoá bởi những chuyện tình lãng mạn cùng những cuộc phiêu lưu của các nhân vật trong truyện. Năm 1980, sự kiện này tiếp tục xuất hiện trong tiểu thuyết Paris ma bonne ville của Robert Merle.

Họa sĩ John Everett Millais, trường phái tiền Raphael, nổi tiếng khi nắm bắt được bản chất của sự xung đột trong hoạ phẩm A Huguenot, on St. Bartholomew's Day Refusing to Shield Himself from Danger by Wearing the Roman Catholic Badge, miêu tả một phụ nữ Công giáo đang cố thuyết phục người yêu Huguenot của cô mang huy hiệu của người Công giáo để có thể sống sót. Nhưng người đàn ông, muốn trung thành với đức tin, dịu dàng từ chối.

Nhà soạn kịch người Anh thời Elizabeth, Christopher Marlowe, được nhiều người biết tiếng khi cho phép người Pháp đến tị nạn tại lãnh địa của ông ở Canterbury, sáng tác một vở kịch chống Công giáo và chống Pháp dựa trên vụ thảm sát có tên The Massacre of Paris (Cuộc thảm sát tại Paris). Trong cuốn tiểu sử Thế giới của Christopher Marlowe, tác giả David Rígg thuật lại rằng sự kiện này đã ám ảnh suốt cuộc đời của nhà viết kịch, cuộc thảm sát đã được đưa vào các hồi cuối của những vở kịch đầu tay của ông, Tamburlaine 1 và 2, và Người Do Thái ở Malta. Nhà soạn nhạc Giacomo Meyerbeer cũng viết vở opera nổi tiếng Les Huguenots năm 1836.

Với điện ảnh, cuộc thảm sát được thuật lại trong cuốn phim câm sử thi của D. W. Griffith năm 1916 tựa đề Intolerance (Không dung thứ). Năm 1954, cuốn tiểu thuyết của Alexandre Dumas được Jean Dréville chuyển thể thành phim. Tới năm 1994, một lần nữa, Hoàng hậu Margot xuất hiện trên màn ảnh trong bộ phim của Patrice Chéreau, diễn viên Isabelle Adjani trong vai Margot.

Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy cũng là khung cảnh của cuốn tiểu thuyết lịch sử của Tim Willocks,The Twelve Children of Paris (Quyển 2 của bộ truyện 3 tập Matthias Tannhauser) (2013).